Lactium https://lactium.vn Một trang web mới sử dụng WordPress Tue, 27 Jul 2021 08:03:16 +0000 vi-VN hourly 1 https://wordpress.org/?v=5.4.6 Đoán ý của trẻ thông qua tiếng khóc https://lactium.vn/doan-y-cua-tre-thong-qua-tieng-khoc-353/ https://lactium.vn/doan-y-cua-tre-thong-qua-tieng-khoc-353/#respond Tue, 27 Jul 2021 08:03:16 +0000 https://lactium.vn/?p=353 Nhiều cha mẹ cảm thấy rất căng thẳng và lo lắng khi con quấy khóc nhiều. Nhưng ‘giải mã’ tiếng khóc của bé không hề dễ dàng, nhất là nếu bạn làm mẹ lần đầu. Bài viết dưới đây sẽ giúp mẹ đoán đúng tín hiệu của con thông qua tiếng khóc..

Con bị đói bụng

Dung tích dạ dày của trẻ sơ sinh rất nhỏ, vì thế mỗi bữa con chỉ ăn một lượng nhỏ, chia thành nhiều bữa trong ngày. Thế nên trẻ cũng rất nhanh bị đói. Khi đói, con hay khóc lớn và kèm theo các dấu hiệu nhận biết như: có các động tác mút tay, miệng nhóp nhép. Khi cho trẻ bú xong, nhưng con tiếp tục khóc lại, đây có thể là dấu hiệu cho thấy bé chưa được bú no.

Trẻ thường khóc khi bị đói bụng
Trẻ thường khóc khi bị đói bụng

Tã hoặc bỉm của con bị bẩn hoặc quá ướt

Khi muốn thay tã bằng trẻ cũng sẽ báo hiệu cho bố mẹ bằng cách khóc. Nhưng tiếng khóc thường không quá gay gắt, không có gì đặc biệt. Một số trẻ đôi khi hét to lên, nước mắt dàn dụa. Với vấn đề này, mẹ chỉ cần giải quyết bằng cách kiểm tra tã của trẻ. Tốt nhất bạn nên thay bỉm tã cho trẻ 2-3 giờ/lần để đảm bảo vệ sinh, tránh hăm đỏ từ bỉm tã của trẻ. Nếu con ị ra tã bỉm thì nên thay ngay lập.

Trẻ buồn ngủ

Với trẻ sơ sinh khi buồn ngủ chúng thường quấy khóc và gắt ngủ. Bạn có thể nhận biết điều này khi trẻ khóc kèm theo hành động lấy tay dụi vào mắt, gãi đầu gãi tai. Một số bé có thói quen mút tay, ban đầu con khóc tương đối nhỏ, nếu xung quanh ồn ào quá và bé không ngủ được thì sẽ khóc to và nhiều hơn. Khi có những dấu hiệu này mẹ cần cho con đi ngủ ngay.

Trẻ muốn làm nũng, muốn được ôm ấp

Nhiều phụ huynh nghĩ rằng ôm ấp con quá nhiều rất dễ khiến bé “bện hơi”. Tuy nhiên, theo các chuyên gia trong những tháng đầu đời, bé rất cần sự âu yếm vỗ về của bố mẹ. Do vậy khi trẻ quấy khóc, hoặc làm nũng muốn được ôm ấp, con sẽ có các biểu hiện sau: tiếng khóc lúc cao, lúc thấp, con khóc có thể không có nước mắt, tay chân múa lung tung, mắt đảo sang trái sang phải. Lúc này mẹ hãy bế con lên và nhẹ nhàng âu yếm bé.

Con bị khó chịu ở vùng bụng

Khi bị đau bụng, đầy hơi, khó tiêu… hoặc các vấn đề khác ở vùng bụng, trẻ sẽ thường xuyên quấy khóc nhiều sau khi bú xong. Tiếng khóc có thể lớn và dai dẳng đến nỗi không thể dỗ dành được. Tình trạng khóc của trẻ diễn ra thường xuyên khoảng 3 giờ mỗi ngày, 3 ngày mỗi tuần và liên tục khoảng 3 tuần. Khi đó bạn nên đưa con đi khám để có biện pháp can thiệp kịp thời.

Trẻ có thể khóc dữ dội và liên tục khi bị đau bụng
Trẻ có thể khóc dữ dội và liên tục khi bị đau bụng

Trẻ quá lạnh hoặc quá nóng

Khi con cảm thấy lạnh hoặc thấy nóng, bé sẽ khóc để cha mẹ nhận biết. Thông thường khi bị lạnh con sẽ khóc gay gắt hơn khi bị nóng. Nếu khi thay quần áo cho con hoặc sau khi tắm bé khóc nhiều hơn, đây là dấu hiệu cho thấy có thể trẻ đang cảm thấy lạnh.

Do bé bị hoảng sợ

Trẻ sơ sinh rất nhạy cảm, nên dễ bị hoảng sợ do tiếng động lớn, ánh sáng hay đêm tối… Khi đó trẻ khóc thét lên, toàn thân dãy dụa lung tung.

Trẻ khóc vì mọc răng

Khi mọc răng, bé luôn có cảm giác đau nhức và khó chịu ở nướu nên quấy khóc nhiều. Do đó cha mẹ cần nhận biết để xử lý, giúp bé giảm đau trong giai đoạn này. Các biểu hiện thường thấy khi bé mọc răng là: lấy tay sờ, cọ răng vào bất cứ vật gì, gặm, nhấm đồ, thích nhét đồ vào miệng…

Nhận biết chính xác vấn đề của con thông qua tiếng khóc sẽ giúp cha mẹ khắc phục đúng cách và giảm bớt tình trạng quấy khóc nhiều ở trẻ.

]]>
https://lactium.vn/doan-y-cua-tre-thong-qua-tieng-khoc-353/feed/ 0
Trẻ sơ sinh ngủ ngày thức đêm phải làm sao? https://lactium.vn/tre-so-sinh-ngu-ngay-thuc-dem-phai-lam-sao-347/ https://lactium.vn/tre-so-sinh-ngu-ngay-thuc-dem-phai-lam-sao-347/#respond Tue, 27 Jul 2021 07:59:59 +0000 https://lactium.vn/?p=347 Trẻ sơ sinh ngủ ngày thức đêm là nỗi trăn trở, lo lắng của không ít bậc phụ huynh. Trẻ ngủ ít vào ban đêm cũng ảnh hưởng rất lớn tới sự phát triển thể chất trong “giai đoạn vàng”. Vậy làm sao để giải quyết tình trạng này?

Nguyên nhân trẻ ngủ ngày thức đêm

Trẻ ngủ ngày thức đêm có thể do nhiều nguyên nhân, trong đó phổ biến nhất là các vấn đề sau:

Trẻ sơ sinh ngủ ngày thức đêm có thể do nhiều nguyên nhân
Trẻ sơ sinh ngủ ngày thức đêm có thể do nhiều nguyên nhân
  • Trẻ chưa phân biệt được ngày đêm: Nhiều em bé có thói quen thức vào ban đêm ngay từ khi còn là thai nhi. Mẹ hoàn toàn có thể cảm nhận được khi trẻ quẫy đạp nhiều trong bụng. Khi ra đời, em bé chưa được tập ngay thói quen mới, lẫn lộn ngày và đêm dẫn tới tình trạng con ngày ngủ đêm thức.
  • Chưa được bố mẹ thiết lập thói quen ngủ: Nhiều gia đình chưa thiết lập cho con thói quen ngủ tốt, thường để bé ăn ngủ tự nhiên, hoặc không sắp xếp nhất quán các hoạt động ăn, chơi, ngủ, tắm giặt theo lịch trình. Điều này khiến trẻ thường bị mất ngủ và hay thức đêm.
  • Ban ngày ngủ quá nhiều: Cho trẻ ngủ quá nhiều vào ban ngày cũng là nguyên nhân khiến trẻ không cảm thấy buồn ngủ vào ban đêm và thức nhiều hơn.
  • Trước khi đi ngủ bố mẹ cho con chơi đùa mạnh, xem tivi hoặc điện thoại khiến thần kinh trẻ hưng phấn kéo dài và khó ngủ.
  • Trẻ mọc răng hoặc ốm sốt khiến cơ thể mệt mỏi, khó chịu dẫn tới mất ngủ.

Trẻ ngủ ngày thức đêm phải làm sao?

Khi trẻ ngủ ngày thức đêm, cha mẹ cần có biện pháp can thiệp giúp trẻ tìm lại thói quen ngủ tốt.

Đối với trẻ sơ sinh

  • Trẻ dưới 3 tháng thường cần thức dậy 2 – 3 lần mỗi đêm để ăn. Do vậy mẹ cần theo dõi lịch ăn của con và nên thức dậy trước để cho bé bú thêm sữa trước khi bé thức dậy vì đói. Sau 3 tháng con có thể ăn đủ nhiều để ngủ xuyên đêm, lúc này mẹ có thể giảm dần cữ sữa đêm của bé.
  • Không nên để bé ngủ quá đến 8 giờ sáng, hãy đánh thức con dậy, cho bé vận động, thay tã bỉm và ăn. Ban ngày, không nên để bé ngủ một giấc liền mạch quá 3 giờ và cố gắng chơi với bé nhiều hơn để con không ngủ quá nhiều vào ban ngày.
  • Buổi tối nếu bé khó ngủ, có thể massage nhẹ nhàng, xoa đầu để bé dễ chìm vào giấc ngủ.
  • Chú ý tạo dựng môi trường ngủ tốt cho bé: phòng đủ tối, nhiệt độ, độ ẩm phù hợp và ổn định, luôn kiểm tra tã bỉm của bé trước khi cho con đi ngủ.
Tạo dựng thói quen ngủ tốt sẽ giúp trẻ giảm quấy khóc về đêm
Tạo dựng thói quen ngủ tốt sẽ giúp trẻ giảm quấy khóc về đêm

Đối với trẻ từ 1-3 tuổi

  • Không nên cho con ăn uống những thực phẩm có chứa cafein vào chiều tối như chocolate, soda.
  • Tập cho bé thói quen vào giường ngủ khi bé còn thức, không nên để bé ngủ xong mới đưa vào giường. Rèn cho con ngủ đúng giờ, tạo thời khóa biểu ngủ khoa học và nề nếp. Như vậy bé sẽ ít thức giấc hơn.
  • Nên tập cho con ngủ riêng trong nôi, cũi vì ngủ chung giường với mẹ bé sẽ dễ thức giấc ban đêm hơn.
  • Có thể cho bé ôm thú bông, gối ôm để con có cảm giác an toàn hơn.
  • Trẻ trên một tuổi có thể thức giấc trên 2 lần một đêm và tự ngủ lại là bình thường. Nếu cha mẹ can thiệp sớm quá sẽ làm bé khó vào giấc ngủ thêm. Cha mẹ chỉ điều chỉnh khi trẻ khó vào giấc ngủ lại.
  • Tắm nước ấm trước khi đi ngủ sẽ giúp trẻ thư giãn và dễ chịu hơn.
  • Cha mẹ có thể đọc truyện cho con nghe trước khi ngủ, sẽ giúp bé thư giãn tinh thần dễ đi vào giấc ngủ hơn, đồng thời tăng cường kết nối giữa cha mẹ và con. 

Trẻ ngủ ngày thức đêm có thể ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe và sự phát triển của trẻ. Do đó, cha mẹ cần điều chỉnh để giúp bé có được thói quen ngủ tốt hơn.

]]>
https://lactium.vn/tre-so-sinh-ngu-ngay-thuc-dem-phai-lam-sao-347/feed/ 0
Vì sao trẻ sơ sinh hay quấy khóc, khó ngủ? https://lactium.vn/vi-sao-tre-so-sinh-hay-quay-khoc-kho-ngu-336/ https://lactium.vn/vi-sao-tre-so-sinh-hay-quay-khoc-kho-ngu-336/#respond Tue, 27 Jul 2021 04:15:43 +0000 https://lactium.vn/?p=336 Trẻ sơ sinh ngủ không sâu giấc, thường xuyên quấy khóc, vặn mình sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ, đồng thời khiến cha mẹ lo lắng, mệt mỏi, căng thẳng. Tình trạng trẻ quấy khóc, ngủ không sâu giấc có thể do nguyên nhân sinh lý, bệnh lý hoặc các thói quen sinh hoạt hàng ngày không hợp lý.

Nguyên nhân sinh lý khiến trẻ quấy khóc, khó ngủ

Tương tự như người lớn, ở trẻ nhỏ giấc ngủ cũng được chia thành hai dạng đó là: giấc ngủ REM (rapid eye movement) và giấc ngủ Non- REM (non rapid eye movement). Ở người lớn, giấc ngủ Non-REM chiếm 75% thời gian ngủ, giấc ngủ REM chiếm 25%. 

Trẻ sơ sinh quấy khóc, khó ngủ có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau
Trẻ sơ sinh quấy khóc, khó ngủ có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau

Tuy nhiên ở lứa tuổi trẻ em, thời gian cho giấc ngủ REM chiếm tới 50%. Đặc điểm của giấc ngủ REM là mặc dù cơ thể ngủ, nhưng não bộ và các cơ quan hô hấp lại tăng hoạt động, khiến trẻ thở nhanh và nhịp tim cũng tăng nhanh hơn. Do đó, trẻ thường ngủ không sâu giấc, rất dễ bị tỉnh giấc khi có các tác động từ bên ngoài.

Ngoài ra, một số vấn đề sinh lý khác như bé bú không đủ no hoặc quá no, trẻ bước vào tuần khủng hoảng, tập đi, tập bò, mọc răng,… Những điều này đều có thể làm gia tăng căng thẳng ở trẻ và khiến bé trở nên quấy khóc, khó ngủ hơn.

Trẻ quấy khóc, khó ngủ do nguyên nhân bệnh lý

  • Còi xương do thiếu hụt canxi là nguyên nhân có thể gây rối loạn giấc ngủ ở trẻ em. Ngoài ra thiếu một số vi chất dinh dưỡng khác như Magie, kẽm cũng có thể gây khó ngủ. Đặc biệt, khi trẻ bị thiếu sắt có thể trẻ bị cử động giật chân trong lúc ngủ. Hội chứng này khiến trẻ mệt mỏi, ngủ nhiều vào ban ngày, trẻ ngủ không sâu giấc về đêm.
  • Trẻ bị các bệnh lý về nhiễm khuẩn đường mũi họng hoặc hô hấp như viêm họng, viêm mũi, viêm xoang, viêm amidan, viêm phế quản, viêm phổi.. Các chứng bệnh này khiến trẻ khó thở, phải thở bằng miệng, ngủ ngáy do đó trẻ ngủ không sâu giấc.
  • Trẻ mắc phải các bệnh lý nội khoa khác như: Viêm tai giữa, trào ngược dạ dày thực quản,… làm ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ giấc ngủ.
  • Trẻ bị mộng du: Một số trẻ bị rối loạn giấc ngủ, khiến trẻ mộng du, bật dậy và đi lại, nói hoặc gặp ác mộng khi ngủ,…Chứng rối loạn này khiến trẻ ngủ không sâu giấc hay vặn mình, quấy khóc.
  • Ở trẻ béo phì, các nhóm cơ đường thở phì đại làm trẻ bị khó nuốt, khó thở. Điều này làm trẻ thường khó ngủ hơn, hay thở bằng miệng, đổ mồ hôi nhiều về đêm, hay tiểu dầm.
Nhận biết chính xác nguyên nhân quấy khóc, khó ngủ ở trẻ để khắc phục kịp thời
Nhận biết chính xác nguyên nhân quấy khóc, khó ngủ ở trẻ để khắc phục kịp thời

Trẻ khó ngủ do các thói quen sinh hoạt chưa hợp lý

  • Nhiều trẻ được bố mẹ tập cho thói quen như được bế bồng, đưa võng nôi trước khi ngủ. Thời gian lâu dần trẻ sẽ phụ thuộc vào những thói quen này khi ngủ. Nếu không được hỗ trợ trẻ sẽ không ngủ được hoặc ngủ không sâu giấc, dễ tỉnh giấc.
  • Lịch trình ngủ của trẻ không được sắp xếp hợp lý, trẻ ngủ ngày quá dài, trẻ ngủ giấc sau 5h chiều làm trẻ khó ngủ vào buổi tối.
  • Phòng ngủ của trẻ quá nhiều ánh sáng hoặc trẻ sử dụng các dụng cụ phát ra ánh sáng điện tử như ipad, điện thoại, tivi, máy tính trước khi đi ngủ. Ánh sáng quá nhiều sẽ làm cơ thể giảm sản xuất melatonin, một hormon có vai trò quan trọng giúp cơ thể điều hòa nhịp sinh học ngủ- thức, để ngủ ngon và thức dậy tỉnh táo vào hôm sau.
  • Môi trường xung quanh quá ồn ào khi ngủ, chỗ ngủ của bé bị thay đổi nhiều làm bé cảm thấy không an toàn, gây khó ngủ.
  • Do điều kiện vệ sinh nơi ngủ kém, tã của trẻ bị ướt, quần áo, giường chiếu không sạch làm trẻ ngứa ngáy, khó ngủ.

Việc nhận biết đúng những nguyên nhân gây khó ngủ, quấy khóc ở trẻ sẽ giúp cha mẹ khắc phục và điều chỉnh hợp lý để trẻ ngủ ngon và sâu giấc hơn.

]]>
https://lactium.vn/vi-sao-tre-so-sinh-hay-quay-khoc-kho-ngu-336/feed/ 0
Giải pháp tự nhiên khắc phục chứng quấy khóc đêm, khó ngủ ở trẻ https://lactium.vn/giai-phap-tu-nhien-khac-phuc-chung-quay-khoc-dem-kho-ngu-o-tre-224/ https://lactium.vn/giai-phap-tu-nhien-khac-phuc-chung-quay-khoc-dem-kho-ngu-o-tre-224/#respond Wed, 14 Jul 2021 02:33:16 +0000 https://lactium.vn/?p=224 Trẻ quấy khóc đêm, khó ngủ luôn khiến các bậc phụ huynh lo lắng. Đây có thể chỉ là một hiện tượng sinh lý bình thường, hoặc là cách trẻ thông báo vấn đề của mình tới cha mẹ. Tuy nhiên, nếu trẻ quấy khóc, khó ngủ kéo dài sẽ ảnh hưởng xấu tới sức khỏe và sự phát triển của con. Vậy phải làm sao để khắc phục tình trạng này?

Nguyên nhân khiến trẻ quấy khóc đêm, khó ngủ

Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau khiến trẻ trở nên quấy khóc và khó ngủ. Trong đó phổ biến nhất là những nguyên nhân dưới đây.

Con bị đói

Đói bụng khiến trẻ khó ngủ và quấy khóc nhiều hơn. Mẹ có thể nhận biết điều này thông qua một số dấu hiệu như: con khóc to, miệng chóp chép, khi bế bé có biểu hiện tìm ti mẹ hoặc mút tay. Khi thấy những biểu hiện này mẹ nên cho con ăn để làm dịu sự cáu kỉnh của con và giúp bé ngủ lại dễ dàng hơn.

Tã, bỉm của con bị ướt

Khi tã, bỉm bị ướt hoặc bẩn do bé tè, ị sẽ khiến con cảm thấy khó chịu và thức giấc. Đồng thời bé thường khóc để báo hiệu cho bố mẹ vấn đề của mình. Việc cần làm lúc này là bố mẹ hãy nhanh chóng thay cho con tã hoặc bỉm mới.

Con đang mọc răng

Một số bé thường quấy khóc rất nhiều trong giai đoạn mọc răng. Bởi khi những chiếc răng mới xuyên qua nướu để nhô lên có thể khiến bé bị đau, hoặc khó chịu. Mẹ có thể dùng gạc mềm, thấm nước sạch và massage nhẹ nhàng vùng nướu giúp giảm bớt sự khó chịu cho bé.

Con quá buồn ngủ

Một số em bé có thói quen “gắt ngủ”, bé thường quấy khóc nhiều hơn. Đặc biệt, nếu con đã buồn ngủ nhưng bố mẹ chưa cho con ngủ ngay sẽ khiến bé càng trở nên cáu kỉnh và khóc dữ dội.

Con bị căng thẳng

Có thể mẹ không biết, trẻ sơ sinh cũng có thể bị căng thẳng. Khi còn trong bụng mẹ, con được bao bọc trong môi trường ấm áp, chật chội và rất an toàn. Sau khi chào đời, bé chưa thể thích nghi ngay với môi trường rộng lớn, ồn ào bên ngoài và những người xa lạ. Vì thế bé sẽ cảm thấy căng thẳng, bất an. Chính điều này là nguyên nhân hàng đầu khiến trẻ quấy khóc và khó ngủ.

Trẻ cũng có thể bị căng thẳng liên tục tương tự  người lớn và cảm thấy sợ hãi tột độ khi gặp phải một vấn đề nào đó như gặp người xa lạ, tiếng động quá lớn, sự kiện bất ngờ… Tất cả những điều này đều khiến trẻ trở nên nhạy cảm và quấy khóc dữ dội.

Giải pháp khắc phục tình trạng quấy khóc, khó ngủ ở trẻ

Cha mẹ có thể áp dụng những giải pháp dưới đây để giúp khắc phục tình trạng quấy khóc, khó ngủ ở trẻ.

Tạo dựng không gian ngủ lý tưởng

Yếu tố không gian ảnh hưởng rất lớn tới giấc ngủ của trẻ. Một không gian ngủ tốt sẽ giúp bé có cảm giác thoải mái và an tâm hơn. Cha mẹ nên chú ý đến phòng ngủ của bé. Điều kiện quan trọng nhất là phòng ngủ phải tối, mát mẻ, thoáng và sạch. Nhiệt độ lý tưởng trong phòng ngủ là từ 27 – 28 độ C. Những ngày trời nắng nóng, mẹ có thể bật quạt tốc độ nhỏ để giúp không khí lưu thông tốt hơn.

Ngoài ra, mẹ có thể sử dụng thêm tiếng ồn trắng giúp trẻ dễ ngủ hơn. Nên cho bé ngủ riêng ở nôi hoặc cũi để đảm bảo an toàn. Trẻ sơ sinh thường ngủ ngon hơn khi được quấn trong tã chuyên dụng hoặc túi ngủ.

Cho trẻ ăn no trước khi ngủ

Cảm giác no bụng thường khiến trẻ dễ buồn ngủ và ngủ sâu hơn. Nếu bé ăn không đủ no, con sẽ thức dậy sớm hơn và bắt đầu quấy khóc. Với trẻ sơ sinh thông thường sau một cữ ăn no, trẻ có thể tích lũy đủ năng lượng để ngủ một giấc dài từ 3 – 4 tiếng. Vào đêm, trẻ có thể tự thức dậy để bú mẹ, sau đó tiếp tục chìm vào giấc ngủ.

Tạo dựng thói quen ngủ tốt cho bé

Một số thói quen được lặp đi lặp lại hàng ngày sẽ giúp cơ thể bé ghi nhớ thời gian ngủ và tiết ra những hormone kích thích cơn buồn ngủ khi đến giờ. Mẹ có thể thiết lập cho con những thói quen tốt như, trước khi đi ngủ con sẽ được thay một bộ đồ rộng rãi, dễ chịu,mẹ có thể hát ru hoặc kể chuyện cho con, sau đó tắt hết đèn và đặt con xuống giường.

Mẹ cũng có thể căn cứ vào sở thích riêng của con như: một số bé có thể dễ ngủ hơn khi được ôm thú bông quen thuộc, hoặc có bé thích nghe tiếng quạt máy sấy chạy để ngủ…

Giúp bé thư giãn, giảm căng thẳng tự nhiên bằng đạm sữa thủy phân Lactium

Lactium được lấy cảm hứng từ giấc ngủ ngon của những em bé sơ sinh. Các nhà khoa học đã quan sát và nhận ra một điều thú vị đó là, những đứa trẻ bú mẹ thường chìm vào giấc ngủ một cách nhanh chóng và dễ dàng. Từ đó, họ tiến hành nghiên cứu sâu và tìm ra ra trong dạ dày của trẻ sơ sinh có chứa một loại enzyme có thể thủy phân protein trong sữa mẹ, để tạo thành một chuỗi peptide có tính năng thư giãn, giảm căng thẳng tự nhiên, giúp trẻ ngủ ngon giấc.

Tiếp đó, phải mất đến 12 năm miệt mài nghiên cứu, các nhà khoa học mới tìm ra cách mô phỏng lại quá trình này để tạo ra chuỗi peptide có tính năng thư giãn tương tự, được đặt tên là Lactium.

Hoạt chất Lactium đã được hàng chục nghiên cứu lâm sàng chứng minh hiệu quả trong việc giúp giảm căng thẳng tự nhiên mà không gây phụ thuộc. Đặc biệt FDA Hoa Kỳ đã cấp chứng nhận GRAS – chứng nhận an toàn tuyệt đối qua kiểm định thực tế cho Lactium.

Với những công dụng tuyệt vời, Lactium có thể ứng dụng vào chăm sóc giấc ngủ cho trẻ hiệu quả và an toàn. Sử dụng Lactium sẽ giúp trẻ thư giãn để tạo dựng giấc ngủ ngon tự nhiên, đạt chuẩn.

Trẻ quấy khóc, khó ngủ luôn là vấn đề khiến các bậc phụ huynh lo lắng. Tuy nhiên nếu hiểu rõ nguyên nhân, cha mẹ hoàn toàn có thể khắc phục vấn đề này và giúp con hết quấy khóc để ngủ ngon giấc hơn.

]]>
https://lactium.vn/giai-phap-tu-nhien-khac-phuc-chung-quay-khoc-dem-kho-ngu-o-tre-224/feed/ 0