Trẻ quấy khóc, khó ngủ

Trẻ sơ sinh ngủ ngày thức đêm phải làm sao?

Trẻ sơ sinh ngủ ngày thức đêm là nỗi trăn trở, lo lắng của không ít bậc phụ huynh. Trẻ ngủ ít vào ban đêm cũng ảnh hưởng rất lớn tới sự phát triển thể chất trong “giai đoạn vàng”. Vậy làm sao để giải quyết tình trạng này?

Nguyên nhân trẻ ngủ ngày thức đêm

Trẻ ngủ ngày thức đêm có thể do nhiều nguyên nhân, trong đó phổ biến nhất là các vấn đề sau:

Trẻ sơ sinh ngủ ngày thức đêm có thể do nhiều nguyên nhân
Trẻ sơ sinh ngủ ngày thức đêm có thể do nhiều nguyên nhân
  • Trẻ chưa phân biệt được ngày đêm: Nhiều em bé có thói quen thức vào ban đêm ngay từ khi còn là thai nhi. Mẹ hoàn toàn có thể cảm nhận được khi trẻ quẫy đạp nhiều trong bụng. Khi ra đời, em bé chưa được tập ngay thói quen mới, lẫn lộn ngày và đêm dẫn tới tình trạng con ngày ngủ đêm thức.
  • Chưa được bố mẹ thiết lập thói quen ngủ: Nhiều gia đình chưa thiết lập cho con thói quen ngủ tốt, thường để bé ăn ngủ tự nhiên, hoặc không sắp xếp nhất quán các hoạt động ăn, chơi, ngủ, tắm giặt theo lịch trình. Điều này khiến trẻ thường bị mất ngủ và hay thức đêm.
  • Ban ngày ngủ quá nhiều: Cho trẻ ngủ quá nhiều vào ban ngày cũng là nguyên nhân khiến trẻ không cảm thấy buồn ngủ vào ban đêm và thức nhiều hơn.
  • Trước khi đi ngủ bố mẹ cho con chơi đùa mạnh, xem tivi hoặc điện thoại khiến thần kinh trẻ hưng phấn kéo dài và khó ngủ.
  • Trẻ mọc răng hoặc ốm sốt khiến cơ thể mệt mỏi, khó chịu dẫn tới mất ngủ.

Trẻ ngủ ngày thức đêm phải làm sao?

Khi trẻ ngủ ngày thức đêm, cha mẹ cần có biện pháp can thiệp giúp trẻ tìm lại thói quen ngủ tốt.

Đối với trẻ sơ sinh

  • Trẻ dưới 3 tháng thường cần thức dậy 2 – 3 lần mỗi đêm để ăn. Do vậy mẹ cần theo dõi lịch ăn của con và nên thức dậy trước để cho bé bú thêm sữa trước khi bé thức dậy vì đói. Sau 3 tháng con có thể ăn đủ nhiều để ngủ xuyên đêm, lúc này mẹ có thể giảm dần cữ sữa đêm của bé.
  • Không nên để bé ngủ quá đến 8 giờ sáng, hãy đánh thức con dậy, cho bé vận động, thay tã bỉm và ăn. Ban ngày, không nên để bé ngủ một giấc liền mạch quá 3 giờ và cố gắng chơi với bé nhiều hơn để con không ngủ quá nhiều vào ban ngày.
  • Buổi tối nếu bé khó ngủ, có thể massage nhẹ nhàng, xoa đầu để bé dễ chìm vào giấc ngủ.
  • Chú ý tạo dựng môi trường ngủ tốt cho bé: phòng đủ tối, nhiệt độ, độ ẩm phù hợp và ổn định, luôn kiểm tra tã bỉm của bé trước khi cho con đi ngủ.
Tạo dựng thói quen ngủ tốt sẽ giúp trẻ giảm quấy khóc về đêm
Tạo dựng thói quen ngủ tốt sẽ giúp trẻ giảm quấy khóc về đêm

Đối với trẻ từ 1-3 tuổi

  • Không nên cho con ăn uống những thực phẩm có chứa cafein vào chiều tối như chocolate, soda.
  • Tập cho bé thói quen vào giường ngủ khi bé còn thức, không nên để bé ngủ xong mới đưa vào giường. Rèn cho con ngủ đúng giờ, tạo thời khóa biểu ngủ khoa học và nề nếp. Như vậy bé sẽ ít thức giấc hơn.
  • Nên tập cho con ngủ riêng trong nôi, cũi vì ngủ chung giường với mẹ bé sẽ dễ thức giấc ban đêm hơn.
  • Có thể cho bé ôm thú bông, gối ôm để con có cảm giác an toàn hơn.
  • Trẻ trên một tuổi có thể thức giấc trên 2 lần một đêm và tự ngủ lại là bình thường. Nếu cha mẹ can thiệp sớm quá sẽ làm bé khó vào giấc ngủ thêm. Cha mẹ chỉ điều chỉnh khi trẻ khó vào giấc ngủ lại.
  • Tắm nước ấm trước khi đi ngủ sẽ giúp trẻ thư giãn và dễ chịu hơn.
  • Cha mẹ có thể đọc truyện cho con nghe trước khi ngủ, sẽ giúp bé thư giãn tinh thần dễ đi vào giấc ngủ hơn, đồng thời tăng cường kết nối giữa cha mẹ và con. 

Trẻ ngủ ngày thức đêm có thể ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe và sự phát triển của trẻ. Do đó, cha mẹ cần điều chỉnh để giúp bé có được thói quen ngủ tốt hơn.

Bạn có biết?
  • Lactium ®  là một dưỡng chất đặc biệt, được tạo ra từ quá trình thủy phân đạm sữa tự nhiên, do Tập đoàn Ingredia Pháp nghiên cứu và phát triển. Hiện nay, Lactium ® đã được bảo hộ thương hiệu trên toàn cầu.
  • Lactium ® được khoa học chứng minh giúp cơ thể thư giãn, giảm căng thẳng, an dịu tinh thần và mang lại giấc ngủ tự nhiên…
  • Tại Việt Nam, Công ty Cổ phần Dược Phẩm Pharvina là đơn vị duy nhất được Ingredia chuyển giao độc quyền dưỡng chất Lactium ® để ứng dụng sản xuất các sản phẩm chăm sóc sức khỏe.

Tìm hiểu thêm